Sylvie Vartan – chuyện tình yêu và âm nhạc

Vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, nhạc nhẹ Bulgaria bắt đầu những bước đi đầu tiên, khi đó vẫn chưa ai nghe nói về Mimi Nikolova và Lili Ivanova, có một cô gái xinh đẹp sinh ra ở một ngôi làng miền núi Iskrets, đã làm điên đảo thế giới với những bài hát của mình. Sylvie Vartan là một ngôi sao nhạc rock thực thụ và là một thần tượng âm nhạc cùng với “The Beatles” danh tiếng của cô vang dội thế giới.

Vào thời kỳ bức màn sắt ở Bulgaria không hề nhắc đến Sylvie Vartan. Những người bằng cách nào đó có được tin tức về cuộc sống và thành công của cô, thậm chí không thể tin rằng cô là người Bulgaria. Trong những năm đó dường như không thể tưởng tượng rằng cô ca sĩ nhạc rock đầu tiên của Pháp lại có nguồn gốc Bulgaria, rằng khán giả rơi vào trạng thái ngây ngất trong các buổi hòa nhạc của cô và rằng cô là một phần trong cặp đôi ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới.

Sylvie Vartan và Johnny Hallyday

Sylvie Vartan sinh ngày 15 tháng 8 năm 1944 tại làng Iskrets, Sofia, nơi gia đình cô sơ tán đến đó sau vụ ném bom của quân Anh-Mỹ ở Sofia năm 1943-1944. Mẹ cô, bà Ilona là người Ukraine, còn cha cô, George Vartan, là kỹ sư, một họa sĩ và nhà điêu khắc tài năng người Bulgaria gốc Armenia. Ông là tuỳ viên sứ quán Pháp ở Sofia.

Cha mẹ của Vartan năm 1936

Sau khi quân đội Liên Xô tiến vào Bulgaria tháng 9 năm 1944, ngôi nhà của họ bị tịch thu và Sylvie cùng gia đình cô chuyển tới sống tạm một thời gian ở Sofia .

Ngay từ nhỏ, Sylvie đã chứng tỏ tài năng đa dạng của mình và kết quả là ngay từ năm 1950 lúc mới 6 tuổi cô đã tham gia đóng phim lần đầu tiên trong bộ phim “Dưới ách”, mà sau này cô nói rằng từ lúc đó cô luôn muốn quan tâm tới nghệ thuật.

Hai năm sau khi cô tham gia đóng phim, năm 1952, do sự tăng cường chế độ độc tài ở Bulgaria, gia đình cô, vượt qua nhiều khó khăn, đã thành công rời khỏi đất nước và định cư ở Paris. Sylvie mới chỉ 8 tuổi, nhưng vẫn lưu giữ và kể lại kỷ niệm buồn về sự ra đi đau lòng, chuyến ra đi bằng tàu hoả, nước mắt, nỗi đau về điều đã mất, hình ảnh buồn đau của ông bà cô chạy theo tàu hỏa mà không rõ đến ngày nào đó mới được quay về với “bà” và “ông”.

Gia đình Sylvie Vartan cùng ông bà

Khởi đầu ở Paris rất khó khăn. Gia đình cô sống rất nghèo, gần như trong cảnh bần cùng, cha mẹ cô không có công việc, nhưng vì vậy lại tự do. “Lúc đó tôi muốn có chiếc xe đạp, tôi muốn được như những người khác, nhưng theo thời gian quen dần. Tôi sống trong một căn phòng nhỏ ở khách sạn và nói thật tôi muốn đánh đổi tát cả nếu có thể quay trở lại chỉ một ngày ở trong căn phòng khách sạn này! “- Cô chia sẻ về thời gian mới chuyển đến Pháp.

Bốn năm sống trong một căn phòng khách sạn, cảm giác khác biệt khi các cô gái Pháp chỉ trỏ ngón tay và gọi cô là người ngoại quốc, trở thành bàn đạp để cô ca sĩ những năm sau đó nhận ra: “Tôi nghĩ rằng tôi đã trưởng thành trong mười phút.

Sylvie và anh trai Eddie Vartan

Vào thời gian đó, anh trai của cô, Eddie, một nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng, đã giúp cô ca sĩ khởi nghiệp ra đĩa hát đầu tiên của mình. Các  ca khúc và sự nổi tiếng của cô tăng theo thời gian và năm 1961 dường như là một mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô. Lần đầu tiên cô bước vào phòng thu âm, đóng phim trong một vài quảng cáo truyền hình và xuất hiện trên sân khấu của khán phòng nổi tiếng ” Olympia ” ở Paris. Vào đầu thập niên 60′ , cô phát hành album “Sylvie” nhanh chóng giành được vinh quang thế giới, cùng lúc đó cô thử lấn sân sang điện ảnh, chủ yếu đóng trong các bộ phim châu Âu.

Sau khi trình làng lúc mới chỉ vừa 16 tuổi, trong một thời gian ngắn Sylvie đã trở thành thần tượng và chiếm trang bìa của một số tạp chí Pháp nổi tiếng nhất trong những năm 60. Mặc cho sự phê phán hoài nghi đối với khả năng của cô gái Bulgaria, tài năng đã chiến thắng những phỏng đoán.

Sylvie Vartan trên trang bìa tạp chí „Copains“.

Trải qua năm tháng cô ca sĩ đã thay đổi nhiều phong cách của các bài hát, Những năm 60, Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ tại Pháp. Phong trào này được gọi là yé-yé phiên âm từ chữ yeah-yeah của Mỹ. Mọi người gọi cô là cô gái “yeye” – một phong cách rock được khẳng định như là một trong những thị trường âm nhạc hàng đầu tại Pháp. Cô là người nổi tiếng đầu tiên pha trộn Jaz balet, disco và tạp kỹ (cabaret). Thời đó Sylvie Vartan được mệnh danh là một trong những ca sỹ yé-yé xinh đẹp ăn khách nhất cuả Pháp nói riêng và thế giới nói chung, Cô hát trên sân khấu cùng với một số ca sĩ đồng quê nổi tiếng nhất như Chet Atkins và Ray Stevens, cũng như với ban nhạc nổi tiếng trong những năm 60 The Beatles.

Ca từ trong những bài hát của cô rất thi vị và có ý nghĩa, và một trong những bài hát nổi tiếng của cô khi đó – “Nicolas”, là để dành tặng cho một cậu bé Bulgaria và tình yêu đầu tiên. Sylvie viết tặng ca khúc cho cả người mẹ quá cố của mình, còn tình yêu vĩnh cửu và nỗi buồn nhớ về quê hương mình – Bulgaria, được phản ánh trong bài hát “Maritza” với ca từ: “Maritza là dòng sông của tôi, cũng như sông Seine là của bạn”.

Trong 50 năm qua ca sĩ đã phát hành hơn 40 album và hơn 45 triệu đĩa được bán ra. Rất ít trong số đó tiếp cận đến công chúng Bulgaria vì trong năm trước năm 1990 việc tiếp cận với xu hướng phương Tây là rất hạn chế. Nhưng điều đó không tước mất niềm hân hoan của người Bulgaria lắng nghe các bài hát của cô phát hành những năm trước đây và được giữ gìn qua thời gian như một biểu tượng của nghệ thuật âm nhạc Pháp.

Năm 1990, Sylvie Vartan trở lại Bulgaria lần đầu tiên sau 38 năm. Khoảnh khắc đầy cảm xúc không chỉ cho riêng cô mà còn cho toàn bộ khán giả Bulgaria, những người yêu quý nhân cách của Sylvie. Sự trở về của cô được đánh dấu bằng một buổi hòa nhạc lớn tại Hội trường số 1 của Cung văn hóa nhân dân NDK, toàn bộ khán phòng chia sẻ với cô những giọt nước mắt của niềm vui và nỗi buồn. Ba năm sau khi trở về, vào năm 1993, ca sĩ thành lập hiệp hội “Sylvie Vartan vì Bulgaria”, để tăng cường hơn nữa mối quan hệ của cô với quê hương mình. Từ khi bắt đầu cho đến nay, thành quả của lòng thiện nguyện, tình yêu thương và đồng cảm đối với số phận của đồng bào mình là rất nhiều các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Ban đầu sự giúp đỡ sớm được thực hiện chủ yếu là quần áo và thực phẩm cho các trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão và các gia đình khó khăn. Sau đó sự chú ý của Hiệp hội hướng tới việc cung cấp thiết bị y tế và vật tư cho các bệnh viện nhi. Sylvie Vartan và chồng là Tony Scott đã giành được giải thưởng cao nhất của Hội Chữ thập đỏ – Huy chương vàng cho công đức “Chữ thập đỏ Bulgaria”. Hai người đã nhận cả một cô bé Bulgaria là Darina làm con nuôi.

Từ đó đến nay Sylvie Vartan nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng : Giải thưởng “Thế kỷ vàng”, huân chương “Stara Planina” hạng hai, huân chương “St. Thánh Cyril và Methodius “.

Năm 2010, cô đã được tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cao quý nhân dịp tròn 66 tuổi.  Phát biểu trong buổi lễ Tổng thống phát biểu “Sylvie Vartan không chỉ mang lại niềm vinh dự lớn cho nước Pháp mà người Pháp luôn yêu mến và kính trọng cô”. Sylvie Vartan đã nhận được Huân chương Bắc đẩu Bội tinh lần thứ nhất vào năm 1998. Trong lần nhận Huân chương lần thứ hai này, cô bùi ngùi tâm sự “Điều duy nhất mà tôi tiếc nuối là hôm nay, cha mẹ tôi và anh tôi đã không còn nữa để tôi có thể bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những người mà tôi yêu quý này”.

Mới đây, Sylvie Vartan được nước Pháp phong tặng Huân chương công trạng vì là “một trong những nữ đại sứ nổi tiếng nhất cho những bài hát cũng như cho sự thanh lịch Pháp”. Bộ trưởng Văn hóa và thông tin Pháp Renauld Donnedieu de Vabres đã gọi Sylvie Vartan là “thần tượng của giới trẻ”. Sylvie Vartan còn là đại sứ của Tổ chức Y tế thế giới đảm trách việc chăm lo sức khỏe trẻ em.

Hiện nay cô sống cùng gia đình ở Los Angeles, nhưng thường xuyên quay lại Bulgaria. Các bài hát được cô thực hiện với những cảm xúc mạnh mẽ nhất và thể hiện tình yêu to lớn nhất của mình đối với Bulgaria là các bài “Đám mây trắng” và “Khu rừng xinh đẹp của tôi”. Sylvie Vartan xuất bản cuốn tự truyện – “Giữa bóng râm và ánh sáng”, trong đó kể lại câu chuyện của mình.

Sylvie Vartan cũng là một trong những gương mặt hiếm thấy có đến gần 10 quyển sách viết về tiểu sử cô lúc sinh thời. Giới hâm mộ thì lại dành cho cô nguyên một quyển tự điển dày 400 trang để tập hợp lại tất cả những ca khúc mà cô đã thâu và nhất là những giai thoại lý thú xung quanh nguồn gốc và tình huống ra đời của bài hát.

Thời còn trẻ, Sylvie Vartan đã hiến tặng cho làng nhạc Pháp và Việt nhiều ca khúc bất hủ được chuyển dịch sang lời Việt như La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ), Quand Le Film Est Triste (Chuyện phim buồn), La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay), Le temps de l’amour (Một thời để yêu), En écoutant la pluie (Nghe nhịp mưa rơi)…

Trong suốt mấy chục năm ca hát, Sylvie Vartan luôn hát bài La Maritza, một bài ca về quê hương Bulgaria của mình, hát khắp nơi trên thế giới, gói trọn tâm tình mình trong đó, nói về nguyên nhân mình đã phải bỏ nước đi tìm tự do.  Bài hát nói về dòng sông Maritza, chân trời bỗng tối đen, các con chim bỏ đi tìm tự do, và Sylvie cùng gia đình cũng theo dấu chim lưu lạc qua Pháp.

Những con chim trên dòng sông của tôi
Chúng hót cho chúng tôi nghe về sự tự do.
Khi chân trời bỗng đen tối
Chúng đã đồng loạt ra đi,
Đi trên con đường của hy vọng
Và chúng tôi cũng theo chúng,
Đến Paris…

Dòng sông tuổi thơ

(La Maritza – Lời Việt: Vũ Xuân Hùng)

Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn
Đã ru tôi trọn ngày thơ ấu
Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ …

Những thân yêu trong mười năm bé dại
Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ
Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi
Riêng còn sót một giọng hát thôi
Ngày mới lớn …

(La … la … la …)

Những con chim bên dòng sông êm đềm
Hát cho nghe bài ca phiêu lãng
Rất thơ ngây nào tôi biết gì
Khi chợt thấy người ngồi lắng nghe
Thật say đắm …

Đến khi đêm đen dần buông xuống rồi
Những chim kia cùng nhau cất cánh
Đến phương xa hồng tươi hy vọng
Gia đình cũng về thành phố xưa
Đầy ánh sáng …

.

Марица – Най-българската песен на Силви Вартан

Марица е моята река
Както Сена е твоя,
но само баща ми сега
си спомня за нея, понякога…

От първите ми години
не ми е останало нищо,
освен една бедна кукла, нищо,
освен един рефрен от друго място…

Ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла,……..

Всички птички от моята река
ни пееха за свободата
аз едва ги разбирах,
но баща ми знаеше как да ги чува…

Когато хоризонта стана твърде черен
всички птички отлетяха
по пътя на надеждата
и ние ги последвахме в Париж…

От първите ми години
не е останало нищо… нищо
и когато си затворя очите
чувам баща ми да пее този рефрен…

Ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла, ла,……..

Силви Вартан – една любовна и музикална история

 Когато в началото на 60-те години българската естрада прави първите си стъпки, и все още никой не е чувал за Мими Николова и Лили Иванова, едно красиво момиче, родено в планинското село Искрец, подлудява с песните си света. Силви Вартан е истинска рок звезда и музикален идол и заедно с „Бийтълс” славата й залива света.

През времето на желязната завеса в България не се говори за Силви Вартан. Тези, до които достигаха по някакъв начин вести за нейния живот и творчески успехи, дори не можеха да повярват, че тя е българка. В онези години някак си беше неестествено да си представиш, че първата френска рок певица е с български произход, че публиката изпада в екстаз на нейните концерти и че тя е част от най-популярната в света звездна двойка.

Силви Вартан – една любовна и музикална история

Силви Вартан е родена на 15 август 1944 година в село Искрец, Област София, където семейството ӣ е евакуирано по време на англо-американските бомбардировки на София през 1943 – 1944 година. Майка й, Илона, е украинка, а баща й, Жорж, е инженер, талантлив художник и скулптор, българин от арменски произход.
След нахлуването на съветската армия в България през 1944 година къщата им е национализирана и Силви и семейството й се преместват за известно време в София.

В съвсем ранна възраст тя демонстрира разностранния си талант и резултатът е първото й участие във филм още през 1950 година – в „Под игото“, във връзка с което по-късно споделя, че от този момент винаги е искала да се занимава с изкуство.

Две години след участието й във филма, поради засилването на диктатура в България, семейството й, преодолявайки много трудности, успява да напусне страната и да се установи в Париж. Силви е едва осемгодишна, но запазва и разказва тъжния спомен за драматичното заминаване, отпътуването с влака, сълзите, болката по изгубеното и ужасяващата картина на тичащите след влака разплакани старци, към които едва ли някой ден отново ще се обърне с „бабо” и „дядо”.

Началото в Париж е много трудно. Семейството й живее много бедно, почти в нищета, родителите й нямат работа, но затова пък са свободни. „На времето и аз исках колело, исках да бъда като другите, но с времето просто свиквах. Живеех в една малка хотелска стая и честно казано всичко бих дала, ако можех да се върна само за един ден в тази хотелска стая!” – споделя тя за времето, когато се местят във Франция.
Четирите години, прекарани в хотелска стая, усещането за различие, когато е сред френските момичета, които я сочат с пръст и наричат чужденка, се превръщат в трамплин, във връзка с който певицата години след това си дава сметка: „мисля, че пораснах за десет минути”.

Силви Вартан на корицата на списание „Copains“

По това време, брат й, Еди, талантлив музикант и композитор, й помага като начинаеща певица да направи първия си запис. Песните и популярността й с времето се увеличават, а 1961 година се оказва основополагаща за кариерата й. Тогава тя за първи път влиза в звукозаписно студио, снима се в няколко телевизионни реклами и се появява на сцената на прочутата зала „Олимпия“ в Париж. В началото на ’60-те години тя издава добилия световна слава албум „Sylvie“, като междувременно прави пробив и в киното, снимайки се предимно в европейски филми.

След дебюта си, едва на 16 години, Силви за кратко време се превръща в идол и заема кориците на едни от най-популярните френски списания през 60-те години. Въпреки, че критиката е скептична спрямо възможностите на българското момиче, талантът побеждава недомлъвките.

Текстовете на песните й са поетични и съдържателни, а една от много популярните й песни тогава – „Nicolas“, е посветена на българско момче и първата любов. Силви посвещава песен и на починалата си майка, а вечната любов и скръб по родината й – България, намират израз в песента „Марица“, в която пее: „Марица е моята река, както Сена е твоята“.

През годините певицата сменя много стилове на песни, наричат я момичето на „йейе“ – рок стил, утвърдил се като един от водещите на музикалния пазар във Франция. Тя е първата знаменитост, която смесва джазбалет, диско и кабаре, а добилите популярност по-късно Мадона и Шер се учат от нея. Личността й се превръща в еталон за класа, внушава стил и изтънченост. През годините пее на една сцена с едни от най-прочутите кънтри изпълнители – Чет Аткинс и Рей Стивънс, както и с добилите огромна популярност през 60-те години Бийтълс.

За 50 години изпълнителката има издадени над 40 албума и над 45 милиона продадени диска. Малка част от тях достигат до българската публика, тъй като в годините до 1990 година достъпът до западноевропейските тенденции е силно ограничен. Това не лишава сънародниците на Вартан от удоволствието по-късно да слушат песните й, издавани преди години и запазили се във времето като един от символите на френското музикално изкуство.Концерт на Силви Вартан в НДК през 2009 година

През 1990 година Силви Вартан се завръща за първи път в България след 38 години. Моментът е емоционален не само за нея, но и за цялата българска публика, която се влюбва в личността на Силви. Пристигането й е отбелязано с голям концерт в зала 1 на НДК, на които цялата зала споделя сълзите на радост и тъга. Три години след завръщането си, през 1993 година, певицата създава асоциацията „Силви Вартан за България”, с което още повече заздравява връзката си с родината. От старта и до днес, плод на доброжелателността, обичта и съпричастността към съдбата на съотечествениците й, са множество благотворителни и хуманитарни дейности. В началото помощта се изразява предимно в дрехи и храни за сиропиталища, старчески домове и социално слаби семейства. По-късно вниманието на асоциацията се насочва към осигуряването на медицинска апаратура и консумативи за детски болници. Силви Вартан и съпругът й Тони Скоти са носители на най-високата награда на БЧК – златен медал за заслуги „Български Червен кръст“. Двамата осиновяват и българското момиченце Дарина.

През последните години обекти на дарения са болнични заведения и центрове за деца в Ловеч, Троян, Тетевен, Луковит, Ямбол, Елхово, Девня, Провадия, Белоградчик, Нова Загора, Сливен и много други. Подкрепата на Силви Вартан получават и кампанията на БЧК под наслов „Безплатен топъл обяд в училище за нуждаещите се български деца“, както и инициативата за освобождаването на българските медици в Либия.

След първото си завръщане в България през 1990 година и спечелването на българската публика, Силви Вартан става достоен носител на отличията: награда „Златен век“, орден „Стара планина“ втора степен, ордер „Св. Св. Кирил и Методий“. Тя бързо наваксва пропуснатите години и на сцената, като само през първата година (1990) пътува няколко пъти до родината си, за да участва в концерти и мероприятия.
Нейната публика, домът й и славата й са навсякъде по света – Силви пленява сърцата на всички, до които се докосне: от с. Искрец до Париж, от музикалната до театралната и политическа сцена.

Днес живее със семейството си в Лос Анджелис, но често се връща България. Песните, които изпълнява с най-голямо чувство и най-силно изразяват обичта й към България са „Облаче ле бяло“ и „Хубава си моя горо“. Силви Вартан издава автобиографична книга – „Между сянката и светлината“, в която разказва своята история. Пътуването из страниците й бележи маршрута, който следва съдбата й – радостите, разочарованията, славата и трънливия път към нея – от Правец до Париж….

bulgarianhistory.org

Leave a comment