Truyền thuyết về Saint Barbara – hình mẫu đời thực của “công chúa tóc mây Rapuzel”

Rapunzel là câu chuyện cổ tích kể về một cô công chúa có mái tóc vàng óng bị mụ thuỷ nhốt vào trong tòa tháp. Chuyện của nàng đã lưu truyền rất lâu vào khoảng đầu thế kỷ 17 và được ghi chép trong chuyện cổ của anh em nhà Grimm.  Nguồn cảm hứng cho câu chuyện này có thể bắt nguồn từ Saint Barbara, một người tử vì đạo theo Kito giáo được phong làm Thánh sống vào thế kỷ thứ III.

Saint Barbara, một Nữ Thánh và tử đạo Kitô giáo đầu tiên của Hy Lạp, được sinh ra vào cuối thế kỷ thứ III và qua đời vào năm 305 hoặc 306. Lễ tưởng niệm Nữ Thánh được vinh danh cả trong Nhà thờ Chính thống và Nhà thờ Công giáo vào ngày 4 tháng 12.

Saint Barbara thường được miêu tả với một dây xích nhỏ và một tòa tháp. Là một trong mười bốn người trợ giúp thánh, Barbara tiếp tục là một vị thánh nổi tiếng trong thời hiện đại, được biết đến như là vị thánh bảo trợ của quân đội, pháo binh, kỹ sư quân sự, thợ mỏ và những người khác làm việc với chất nổ vì truyền thuyết của cô với sét, và cũng là bảo trợ của các nhà toán học. Trong Chính thống giáo, St. Barbara được coi là vị thánh bảo trợ của những người chết vì đột tử – những người không có thời gian để ăn năn và nhận rửa tội.

Theo kinh sách, Barbara là con gái một thương gia quý tộc La Mã giàu có tên Dioscorus sống trong triều đại Hoàng đế Maximianus ở Nicomedia, Tiểu Á. Trong nghiên cứu riêng của mình, nhà thần học Ventsislav Karavulchev tuyên bố rằng Thánh Barbara được sinh ra tại làng Eleshnitsa (tỉnh Blagoevgrad), Razlog, Bulgaria vào thời cổ đại được gọi là Iliopol.

Dân gian tương truyền rằng Barbara là người con gái sở hữu nhan sắc tuyệt trần. Nàng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, một tín ngưỡng mà cha nàng thù địch, phản đối. Chính vì vậy nàng bị cha giam giữ trong tòa tháp cổ. Lý do cho hành động đó là vì ông ta không muốn Barbara tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gặp gỡ và đi theo những kẻ truyền đạo. Dioscorus nhốt con gái lại để cô bé ngoan ngoãn nghe lời, đồng ý lấy chàng rể mà ông đã chọn.

Thế nhưng Barbara không chịu khuất phục, cô vẫn tìm cách tiếp cận với Cơ Đốc giáo. Các tin đồ đã lén lút gửi sách truyền đạo cho cô bằng cách bỏ chúng trong giỏ đựng thức ăn của Barbara. Sau đó, để được rửa tội và trở thành một tín đồ đích thực, Barbara đã giả bệnh và yêu cầu được gặp thầy lang. Vị lang y kia chính là một linh mục cải trang thành và đã đến thực hiện nghi lễ giúp Barbara trở thành người của Cơ Đốc giáo.

Khi người cha phát hiện ra cô đã trở thành một Kitô hữu, ông vô cùng giận dữ nên đã toan rút gươm giết cô. Thế nhưng chính Thiên Chúa đã giải thoát người con của Người. Những lời cầu nguyện của cô đã tạo ra một lỗ hổng trên tường tháp và cô được di chuyển một cách kỳ diệu đến một hẻm núi. Tại đây cô gặp hai người chăn cừu đang chăn dắt đàn cừu của họ. Dioscorus đuổi theo con gái mình, người chăn cừu đầu tiên cự tuyệt không chỉ chỗ cô ẩn nấp, nhưng người thứ hai đã phản bội cô. Vì điều này, anh ta bị biến thành đá và đàn cừu của anh ta bị biến thành cào cào.

Barbara bị bắt giữ và cha của Barbara lôi cô đến công đường. Tỉnh trưởng Marcien nói với cô trước mặt mọi người: “Hãy chọn đi: hoặc cô sẽ dâng hương cho thần ngoại hoặc cô sẽ chịu những cực hình tàn bạo cho đến chết“. Tại phiên tòa, Barbara bị trừng phạt với các hình thức tra tấn dã man. Nàng bị đánh đập, cắt ngực rồi lột hết quần áo, khỏa thân kéo đi qua các khu phố. Barbara dù bị tra tấn tàn nhẫn vẫn giữ đúng với đức tin Kitô giáo của mình. Cô trả lời : “Tôi đã hiến dâng đời tôi cho Chúa Giêsu là Thiên Chúa của tôi, Ngài là Đấng sáng tạo ra Trời đất và muôn loài muôn vật”.

Trong đêm, nhà tù tối tăm được tắm trong ánh sáng và những phép lạ mới xảy ra. Mỗi buổi sáng, vết thương của cô lại được chữa lành. Những ngọn đuốc được sử dụng để đốt cô bị tắt ngay khi đưa đến gần cô. Cuối cùng, cô bị kết án tử hình bằng cách chặt đầu. Cha Barbara đưa cô lên núi và tự tay chém đầu cô trong lúc cô đang cầu xin Chúa thương xót linh hồn cha mình. Như bị trừng phạt, trên đường về nhà ông bị sét đánh và cơ thể bị ngọn lửa thiêu rụi. Cả tỉnh trưởng người kết án cô tử hình cũng bị sét đánh. Barbara được một người Cơ đốc là Valentinus chôn cất và ngôi mộ của cô đã trở thành nguồn phép lạ của đức tin.

Saint Barbara là một trong mười bốn người trợ giúp thánh. Mối liên hệ của cô với tia sét giết chết cha cô đã khiến cô thành người chống sét và lửa. Bằng mối liên kết với các vụ nổ, cô cũng là người bảo trợ cho pháo binh và thợ mỏ.

Thánh Lễ của cô vào ngày 4 tháng 12 đã được giới thiệu ở Rome vào thế kỷ thứ 12 và được đưa vào Lịch Tridentine. Năm 1729, ngày đó được chỉ định để cử hành Thánh Peter Chrysologus, hạ ngày lễ Thánh Barbara thành một lễ tưởng niệm trong Thánh lễ của ông. Năm 1969, nó đã bị xóa khỏi lịch đó, bởi vì những tường thuật về cuộc đời và sự tử đạo của cô bị đánh giá là hoàn toàn hoang đường, thậm chí không rõ ràng về nơi tử đạo của cô. Nhưng cô vẫn được nhắc đến trong Tử đạo La Mã, ngoài ra, còn liệt kê mười vị thánh tử đạo khác tên Barbara.

Vào thế kỷ thứ 12, các thánh tích của Saint Barbara đã được đưa từ Constantinople đến Tu viện Vàng của Thánh Michael ở Kiev, nơi chúng được giữ cho đến những năm 1930, khi chúng được chuyển đến Nhà thờ St. Volodymyr ở cùng thành phố. Vào tháng 11 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Filaret của Giáo hội Chính thống Ukraine – Kiev Patriarchate đã mang một phần nhỏ các thánh tích của Thánh Barbara đến Nhà thờ Chính thống St. Andrew Ukraina ở Bloomingdale, Illinois.

Ngày lễ Thánh Barbara của người Công giáo La Mã và Anh giáo là ngày 4 tháng 12.

Phong tục dân gian ở Bulgaria vào ngày lễ Thánh Barbara – Lễ Noel phụ nữ, bắt đầu những ngày lễ mùa đông

Ở Bulgaria ngày lễ được tôn vinh trong nhân dân đan xen giữa phong tục ngoại giáo và Kitô giáo.

Thánh Barbara là người bảo vệ trẻ em và động vật khỏi các bệnh khác nhau.
Trong ngày lễ Thánh Barbara, phụ nữ nhào nặn bánh với mật ong để giữ cho con cái khỏe mạnh.
Bà chủ nhà phải ra đường và phát bánh, và bất cứ ai lấy bánh đều chúc phúc lành cho cả gia đình.

Ở một số vùng của đất nước, Thánh Barbara được coi là vị thánh bảo  vệ trẻ em khỏi bệnh sharka – bệnh sởi, bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa – một căn bệnh được nhân cách hóa thành bà già Baba Sharka. Phụ nữ tuân theo các nghi lễ và điều cấm kỵ khác nhau vào ngày này để xoa dịu Baba Sharka để bà ấy đi ngang qua mà không làm hại.

Những người phụ nữ nhào nặn bột và phân phát những chiếc bánh “tắm” (bột nhào trước tiên được đun sôi cho đến khi nó nổi lên mặt nước và sau đó được tạo thành một chiếc bánh và đem nướng). Chiếc bánh được phết mật ong và đem dâng lên Thánh và Bà Sharka.

Tại Dobrudzha, vào buổi tối của ngày lễ, họ chuẩn bị một bữa ăn cho “Bà Sharka”, trên đó họ đặt một đĩa với mật ong, bánh mật ong, một nồi nước và khăn tắm. Baba Sharka sau đó sẽ đi xuống qua ống khói, ăn uống và ra khỏi nhà sảng khoái mà không gây hại cho lũ trẻ.

Ở vùng phía Tây Bulgaria, trẻ em đốt lửa ở ngã tư đường vào ngày lễ, tại đó chúng nấu đậu lăng và ăn một ít hạt ngũ cốc. Sau đó, chúng nhảy qua ngọn lửa ba lần và lấy mỗi đứa một hòn than. Đậu lăng và than được gìn giữ như một phương thuốc chữa bệnh đậu mùa.

Một phong tục khác là luộc đậu và đặt một vài hạt ngũ cốc lên đầu gối của đứa trẻ để nó ăn chúng mà không cần dùng tay.

Ở các vùng khác, St. Barbara được coi là vị thánh bảo trợ của gia cầm. Ngày lễ cũng được gọi là Giáng sinh của phụ nữ, khi các cô gái thay phiên nhau đi tới các nhà và hát những bài hát về sức khỏe. Trong ngày này cũng có phong tục các cô gái ngồi trên ghế đoán xem cô gái nào sẽ cưới chàng trai nào.

Trong văn hóa dân gian Bulgaria có một câu nói về phong tục đi kèm với các ngày lễ của Thánh Barbara (4 tháng 12), Thánh Sava sau 1 ngày (5 tháng 12) và Thánh Nicholas (6 tháng 12): “Barbaria nấu, Sava nướng, Nichola đón tiếp khách” – Barbara và Sava là hai em của Nichola.

Ngô luộc và bánh mật ong cho ngày lễ Thánh Barbara, khoai tây chiên cho ngày lễ Thánh Sava và cá chép cho ngày Nikulden là một trong những thực phẩm truyền thống cho bữa ăn chay.

4 декември Света Варвара !

Света Варвара е християнска великомъченица, родена в края на 3 век и починала през 305 или 306 г.

В православието Св. Варвара се смята за покровителка на починалите от внезапна смърт – които са нямали време да се покаят и причестят. В Полша денят на Св. Варвара е един от най-уважаваните празници, обявен е и за Ден на миньора, тъй като светицата се счита за покровителка на миньорите.

Света Варвара е родена в семейството на аристократ – езичник от Никомедия, Мала Азия. В свое частно проучване богословът Венцислав Каравълчев твърди, че св. Варвара е родена в с. Елешница (Област Благоевград), Разложко, което в древността се е наричало Илиопол. Отличавала се е с особена и впечатляваща красота. Ревнивият ѝ баща я затваря в кула – далеч от похотливи очи. През времето, когато е била затворена, Варвара изучава външния свят от прозореца и има много време да размишлява за Бога. Когато баща ѝ разрешава да излиза, за да си намери жених и да се омъжи, Варвара се запознава с християни и приема свето кръщение.

Когато бащата научава, че дъщеря му е станала християнка, той нарежда да я бичуват и получава съгласието на управителя на града Мартиан да я осъди на смърт. По нареждане на бащата Варвара е обезглавена. Поверието говори, че Божието възмездие настига бащата на Варвара и управителя на града – те двамата са поразени от мълния. Тя е погребана от християнина Валентин и гробницата и става източник на чудеса на вярата.

През 6 век мощите на Света Варвара са пренесени в Константинопол. През 12 век те са преместени в Михайловския Златовърх манастир от Святополк II, а от 1930 почиват в Патриаршеската катедрала „Свети Владимир“ в Киев.

Народните обичаи в България в деня на Света Варвара – Женска Коледа, започват зимните празници

У нас празникът се е почитал сред народа с преплитане на езическите и християнските обичаи.

Света Великомъченица Варвара е закрилничка на децата и животните от различни болести.
На Света Варвара жените месят питка с мед, за да са здрави децата .
Домакинята трябва да излезе на пътя и да раздаде питката, а който вземе от питката дава благословия на цялото семейство.

В някои райони на страната Света Варвара се е считала за покровителка на децата от болести, по-специално от дребна шарка, и хората я наричали “Баба Шарка”. Жените месели и раздавали за здраве „къпани“ питки (омесеното тесто първо се вари, докато изплува на повърхността, а после се оформя на питка и изпича). Питките се намазват с мед за умилостивяване на светицата и „баба Шарка”. В Добруджа, вечерта срещу празника приготвят трапеза за „баба Шарка”, на която поставят паничка с мед, медена питка, съд с вода и пешкир. В Западна България на празника деца палят огън на кръстопът, на който варят леща и изяждат по няколко зрънца. След това прескачат по три пъти огъня и вземат по една главня от него. Лещата и главнята се пазат като лекарство против дребна шарка.

Друг обичай е да се вари боб и да се слагат по няколко зърна на коляното на детето и то да ги изяде без ръце.

В други райони Света Варвара се почитала като покровителка на домашните птици. Празникът се наричал още Женска Коледа, тъй като девойките се пременяли, обикаляли домовете и пеели песни за здраве.

Този ден е имал и гадателна насоченост в обичаите – по седенките се извършвали гадания коя девойка за кой момък ще се омъжи.

В българския фолклор, за обичаите съпътстващи празниците на Света Варвара, Свети Сава (5 декември) и Свети Никола (6 декември) има поговорка: „Варвара вари, Сава пече, Никола гости посреща“.

Варена царевица и медени питки за Св. Варвара, пържени мекици за Св. Сава и пълнен шаран за Никулден са сред традиционните храни за иначе постната трапеза.

В народните представи Варвара е сестра на Св. Никола. А утре /5. 12./, е честван Св. Сава, като сестра или като неин брат, мъж светец – Св. Сава, в източноправославната църква. От тях Сава е по-добрият персонаж, винаги върви след Варвара и я моли да не пуска от ръкава си ледени зърна по нивите.

Честит празник на всички празнуващи на този ден !
Бъдете здрави, щастливи и обичани!

Leave a comment